Gia công cơ khí điện là hình thức gia công cơ khí tiên tiến, hiện đại. Phương pháp này rất hiệu quả với những chất liệu gia công rắn chắc, gia công với số lượng lớn, tạo nên sản phẩm có độ chính xác cao. Hiện nay, có 2 phương án gia công cơ khí điện. Cụ thể:
Gia công cơ khí điện hóa (ECM)
Đây là phương pháp gia công dựa trên cơ sở định luật điện phân của Faraday, tạo nên những bề mặt có hình dáng nhất định bằng sự ăn mòn điện hóa. Thành phẩm sẽ không chịu sự tác động cơ khí của các dụng cụ tới bề mặt gia công.
Trong quá trình gia công, cực dương của dòng điện nối với chi tiết cần gia công còn cực âm thì nối với dụng cụ. Hai điện cực được đặt vào bể đựng dung dịch điện phân. Tùy vào mục đích gia công mà có những quá trình ăn mòn khác nhau để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.
Gia công cơ khí điện cực (EDM)
Đây là phương pháp sử dụng 2 bộ phận chủ yếu: máy công cụ và nguồn cung cấp điện. Máy công cụ gần điện cực định hình (đóng vai trò là dao) và điện cực di chuyển tới bề mặt chi tiết gia công tạo ra chi tiết theo hình dạng của dụng cụ. Còn nguồn năng lượng điện cung cấp một tần số cao, tạo ra các tia lửa điện giữa điện cực và bề mặt chi tiết, bóc đi một lớp kim loại nhờ vào sự hóa hơi và ăn mòn của nhiệt độ.
Độ chính xác của sản phẩm gia công sẽ phụ thuộc vào tính chính xác và tần số của điện cực. Do đó, trong quá trình gia công nếu điện cực bị hư hỏng phải điều chỉnh lại cho phù hợp để quả trình gia công đạt hiệu quả cao.
Mỗi phương pháp gia công sẽ có những nguyên lý hoạt động riêng và ưu nhược điểm khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể ưu, nhược điểm của mỗi phương án với phần tiếp theo sau đây.