Hotline: 0908107839

Trình tự các bước gia công inox theo yêu cầu

Ngày đăng: 08/12/2022 11:08 PM

    Trình tự các bước gia công inox theo yêu cầu

    Inox hay thép không gỉ bây giờ không còn xa lạ gì với người dân Việt nữa. Các sản phẩm làm từ inox ngày càng phổ biến, từ các sản phẩm gia dụng tới sản phẩm công nghiệp. Inox bền, đẹp và ngày nay cũng khá rẻ, nên việc sử dụng vật liệu inox làm sản phẩm gia dụng ngày càng nhiều. Vì thế để gia công inox đúng cách, cần trải qua nhiều quy trình cụ thể.

    Các bước thực hiện gia công inox

    Bước 1: Triển khai bản vẽ chi tiết của sản phẩm

    Đây là bước quan trọng nhất của quá trình gia công inox, nó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng của sản phẩm làm ra. Những người triển khai bản vẽ gia công phải là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, có nhiều hiểu biết về công năng sử dụng của từng loại sản phẩm và nắm rõ quá trình gia công inox.

    Công việc cụ thể của bước 1 là:

    Tiếp nhận thông tin về sản phẩm từ phía khách hàng như hình dáng kính thước, công năng sử dụng, bản vẽ sơ bộ…

    Vẽ lại hình dáng tổng thể của sản phẩm

    Triển khai bản vẽ gia công inox: cắt bẻ inox, hàn dựng sản phẩm

    Theo dõi quá trình gia công để kịp thời chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý

    Bước 2: Cắt bẻ inox theo bản vẽ chi tiết

    Việc này đòi hỏi người thợ phải cẩn thận và chính xác bởi inox là vật liệu đắt tiền, nếu làm sai sẽ dẫn tới thiệt hại lớn. Khi đã cắt bẻ những chi tiết có độ chính xác cao thì việc lắp dựng và hàn inox sẽ nhanh hơn, đẹp hơn. Ngược lại, nếu cắt không chuẩn sẽ không thể làm nên được sản phẩm tốt.

    Để cắt, bẻ inox được chính xác chúng ta cần sử những loại máy sau:

    Máy cắt laser để cắt những đường cong

    Máy cắt thủy lực để cắt những đường cắt thẳng

    Máy cắt góc để cắt góc theo biên dạng bẻ

    Máy đột lỗ sử dụng cho những sản phẩm có lỗ trên tấm inox

    Máy chấn thủy lực để chấn, bẻ inox theo bản vẽ

    Bước 3: Lắp dựng, hàn cố định sản phẩm

    Việc này cần những người thợ phải có nhiều kinh nghiệm để có thể đọc hiểu được bản vẽ, biết được chi tiết nào cần dựng trước, chi tiết nào cần dựng sau, vị trí nào cần hàn trước, cần hàn nhiều.

    Trong lúc hàn, cần chú ý tại vị trí mối hàn có nhiệt lớn làm biến dạng inox. Với những sản phẩm đơn giản, việc hàn inox đã được sử dụng robot hàn.

    Bước 4: Mài đánh bóng, tẩy trắng mối hàn

    Mài, đánh bóng inox là một nghệ thuật, đòi hỏi người thợ phải quen tay và làm đúng quy trình.

    Mài phẳng mối hàn bằng bánh mài nhám loại cát 120.

    Mài lại bằng bánh mài loại nhám 240.

    Mài lại bằng bánh mài xốp cho láng mối hàn.

    Đánh bóng bằng bánh nỉ kết hợp với cục lơ đánh bóng, nếu đánh xước hairline thì dùng cục đánh hairline.

    Ngoài ra, nếu cần đánh bóng có độ bóng cao thì cần nhiều loại phụ kiện đánh bóng hơn nữa. Nếu đánh với số lượng lớn thì dùng máy đánh công nghiệp. Nếu mối hàn ở những vị trí góc không thể đánh được thì dùng máy tẩy mối hàn.

    Bước 5: Vệ sinh, kiểm tra và đóng gói

    Việc vệ sinh sản phẩm khá đơn giản:

    Có thể rửa bằng xà bông, lau bằng xăng, dùng bột năng hoặc bột matit lau để có độ bóng tốt nhất.

    Tuy vậy, việc kiểm tra cũng rất quan trọng để sản phẩm inox xuất xưởng đảm bảo được chất lượng tốt và đồng đều. Đầu tiên chúng ta phải kiểm tra kích thước, kiểu đánh và số lượng, tiếp theo là kiểm tra về vật liệu và mối hàn inox.

    Cần kiểm tra kỹ về mặt thẩm mỹ và việc xử lý mối hàn inox đối với những sản phẩm mang đi xi mạ inox màu.

    Hotline
    Hotline